Theo quan niệm xưa, các ngày rằm lớn trong năm của nước ta gồm có: Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng Tư (lễ Phật Đản), Rằm Tháng Bảy (lễ Vu Lan), Rằm Tháng Tám (Trung Thu) và các ngày lễ Phật Giáo khác.
Nội Dung Chính
1. Ngày rằm là ngày bao nhiêu âm lịch ?
Ngày rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng và một năm có 12 ngày rằm.
Nguồn gốc lịch sử của ngày rằm là theo nguồn gốc của Phật Giáo. Theo Bắc Tông, ngày rằm là những ngày lễ lớn trong năm, Phật tử ở khắp bốn phương tụ tập gặp nhau. Theo Nam Tông, ngày rằm là ngày mà Đức Phật Thích Ca tuyên bố viên tịch, theo nguồn gốc của Phật Giáo.
2. Ý nghĩa của các ngày rằm lớn trong năm là gì?
2.1. Dưới góc độ tâm linh
Dưới góc độ tâm linh, ngày rằm chính là ngày “nghỉ” của các ông bà tổ tiên, các vong linh và vị thần được về thăm gia đình thân nhân trên trần gian. Vì vậy, người cõi trần sẽ thắp hương để bày tỏ sự kính trọng và mời ông bà tổ tiên, vong linh và các vị thần về chầu ẩm thực.
Với mong ước cầu mong cho những vong hồn được siêu thoát, yên ổn và phù hộ độ trì cho con cháu trên trần gian được bình an và luôn gặp may mắn trong cuộc sống.
2.2. Trong quan niệm Phật Giáo
Theo quan niệm Phật giáo, ngày rằm tháng 4 âm lịch là ngày Phật tổ Thích Ca Mâu Ni ra đời, đây được tính là ngày đầu tiên trong năm của lịch nhà Phật.
- Rằm tháng 5 đánh dấu sự kiện thánh tăng A-la-hán Mahinda bước chân lên đất Tích Lan, khai sáng không chỉ nền đạo truyền thống Nam tông.
- Qua rằm tháng 6 âm lịch, đây là ngày Đức Phật lần đầu tiên thuyết pháp, kinh Chuyển Pháp Luân và lên cung trời Đâu Xuất để giảng luận A-tỳ-đàm cho thân mẫu và chư thiên, bảy năm sau ngày Thành Đạo.
- Rằm tháng 7 là ngày mà toàn thể chư tăng bắt đầu an cư kiết hạ.
- Rằm tháng 8 chư tăng an cư và nghiêm trì giới luật.
- Rằm tháng 9, Đức Phật hoàn tất ba tháng thuyết giảng luận A-tỳ-đàm cho thân mẫu và chư thiên nghe; phái đoàn do tôn giả Maha Arittha hướng dẫn về gặp vua A Dục để thỉnh cầu nhà vua cho phép A-la-hán Sanghamitta đến Tích Lan để khai sơn ni bộ tại đó.
- Rằm tháng 9 cũng là ngày Phật tương lai Di Lặc hạ sanh, lớn lên, ngài gia nhập tăng đoàn.
- Rằm tháng 10 là ngày Đức Phật gửi 60 vị A-la-hán đi khắp nơi để hoằng hóa Chân Lý. Đức Phật đến Uruvela để giảng pháp và thuyết phục ba anh em Ca Diếp cùng một ngàn tùy tùng của họ. Tôn giả Di Lặc được Đức Thích Ca thọ ký thành Phật, là vị Phật thứ năm trong hiện kiếp này.
- Rằm tháng 11, A-la-hán Sanghamitta đặt chân đến Tích Lan, mang theo một chiết nhánh của cây Bồ Đề, nơi Đức Phật Thành Đạo tại Ấn Độ.
- Rằm tháng 2 là ngày Đức Phật hướng dẫn tăng đoàn trở về thành Ca-tỳ-la-vệ lần đầu tiên, để độ cho cha là vua Tịnh Phạn (Suddhodana) đắc quả Nhập Lưu, và dắt La Hầu La xuất gia, sau đắc quả A-la-hán.
- Rằm tháng 3, Đức Phật đến Tích Lan lần thứ 2 và thuyết về nguyên tắc sống chung hòa bình, nhẫn nhục và từ bi cho hai chú cháu bộ tộc Nà Gas đang tranh nhau ngai vàng.
3. Sáu ngày rằm lớn trong năm 2023
3.1.Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng)
Tết Nguyên Tiêu hay còn được gọi là Rằm tháng Giêng là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc kéo dài từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch. Theo TS. Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, Đại học Xã hội và Nhân văn, Tết Nguyên Tiêu đều bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc. Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mỗi vùng miền sẽ có cách thể hiện mâm cỗ khác nhau nhưng ít hay nhiều thì đều chung mục đích tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình.
Ý nghĩa: tết Nguyên Tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên để phân biệt với Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng mười). Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng với người Phật giáo hằng năm, vì vậy có câu rằng “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.
Vào ngày lễ này mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, ông bà tổ tiên câu mong năm mới an lành và nhiều tài lộc.
3.2. Lễ Phật Đản (Rằm tháng Tư)
Lễ Phật Đản (hay còn gọi là ngày Phật đản sanh, ngày đản sanh của Đức Phật…) là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày lễ Phật Đản chính là ngày kỷ niệm sự ngày sinh của Đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật Đản, Phật thành đạo và Phật nhập niết bàn).
Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 Âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo (tổ chức ngày 25/5 đến 8/6/1950) thì 26 nước thành viên đã thống nhất ngày lễ Phật Đản quốc tế chính là ngày rằm tháng 4 Âm lịch hằng năm.
Chính vì vậy, đại lễ Phật Đản 2022 sẽ diễn ra vào ngày 15/4/2022 Âm lịch tức Chủ Nhật ngày 15/5/2022 Dương lịch.
Ý nghĩa: Vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng) và thực hành ăn chay và giữ ngũ giới, tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.
Kỷ niệm Vesak cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.
3.3. Rằm tháng bảy – Tháng cô hồn
Tháng cô hồn hay còn gọi là tháng “xá tội vong nhân” có nguồn gốc từ Đạo giáo Trung Quốc.
Họ quan niệm rằng, cứ vào ngày 2/7 Âm lịch hằng năm thì Diêm Vương sẽ mở Quỷ môn Quan cho các cô hồn (linh hồn lang thang, không nơi nương tựa) trở về trần gian và đóng cửa vào đêm 14/7 Âm lịch.\
Tháng cô hồn là tháng 7 Âm lịch hằng năm bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch đến hết ngày 29/7 Âm lịch. Năm 2022, tháng cô hồn sẽ kéo dài từ ngày 29/7 Dương lịch đến hết ngày 26/8 Dương lịch.
Dân gian quan niệm rằng, trong tháng 7 Âm lịch cần phải kiêng cữ và cúng bái cẩn thận để không bị ma quỷ đeo bám, quấy nhiễu.
Ý nghĩa: Cúng cô hồn là một nét văn hóa dân gian đẹp, có tính chất nhân văn. Trước tiên, tục cúng cô hồn có ý nghĩa nhân đạo, bởi dân gian tin rằng vào dịp này, những vong hồn bơ vơ đói rét không được ai thờ cúng sẽ được “ăn uống no nê”.
Thứ hai là, vào dịp này nơi nơi đều làm lễ cầu siêu nên các cô hồn “về” dương gian sẽ có cơ hội nghe tụng kinh niệm Phật, hiểu thêm lẽ sống ở đời để khi về âm giới thì ăn năn hối lỗi, tu học để được chuyển kiếp, không bị bơ vơ đói khát nữa.
3.4. Lễ Vu Lan
Lễ hội Vu lan xuất phát từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Theo kinh Vu Lan Bồn, Lễ Vu Lan phát xuất từ thời Đức Phật; Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên – một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.
Kinh “Vu Lan Bồn” có ghi lại: ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề còn quá sân si và bởi ác nghiệp còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Kiền Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Phật.
Đức Phật dạy rằng: “Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ”.
Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật, cung thỉnh chư Tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày 15/7 âm lịch.
Sau đó, mẹ của Ngài được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm”. Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.
Ý nghĩa: Lễ Vu Lan trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế; đây cũng là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, thoát sanh. Vì thế, ngoài mâm cúng ông bà, tổ tiên trong nhà thì vào lễ Vu Lan mọi người còn cúng thêm mâm ngoài trời gọi là cúng chúng sinh dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.
3.5.Tết Trung Thu (Rằm tháng 8)
Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8.
Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.
Ngày Tết này sau đó du nhập vào Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô.
Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả… Giờ vào dịp Trung thu, các địa điểm dân phố hoặc TTTM lớn đều có tổ chức trang trí và các hoạt động riêng cho trẻ em lại là nơi được nhiều vị phụ huynh lựa chọn đưa các bé đến cùng vui chơi, chụp ảnh.
Ý nghĩa: Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.
3.6. Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng 10)
Trong dân gian Việt Nam có 3 ngày rằm lớn là rằm tháng Giêng (Tết Thượng nguyên), rằm tháng 7 (Tết Trung nguyên) và rằm tháng 10 (Tết Hạ nguyên). Hàng năm, Tết Hạ Nguyên sẽ diễn ra vào ngày mùng 1 hoặc mùng 10 hoặc có thể là rằm tháng 10 Âm lịch. Ngoài ra, ngày lễ Hạ Nguyên còn được biết đến với tên gọi quen thuộc khác là Tết Cơm mới hay lễ Mừng lúa mới. Tết Cơm mới là lễ hội quan trọng của đồng bào dân tộc vùng cao nước ta. Vào dịp lễ này, người dân sẽ sửa soạn, chuẩn bị để tạ ơn trời đất và cầu mong một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, tránh thiên tai, vận hạn.
Ý nghĩa: Rằm Hạ Nguyên dần trở thành ngày lễ hội mang giá trị tâm linh sâu sắc của người Việt. Vào dịp này, mọi người sẽ làm việc thiện và cầu mong đức chư Phật gia hộ, ông bà tổ tiên che chở.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo bài viết về cúng thần tài ngày rằm để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích để có thể chuẩn bị mâm cúng và các thủ tục hợp phong tục.
4. Cần chuẩn bị gì vào các ngày rằm lớn trong năm?
Mỗi gia đình sẽ có cách chuẩn bị lễ vật cúng rằm khác nhau tùy vào điều kiện. Dưới đây là một số gợi ý cho mâm cúng rằm bạn có thể tham khảo.
4.1. Mâm cỗ cúng
Tết nguyên tiêu: Mâm cỗ cúng gồm có hương, hoa cúc vàng tươi, trầu 3 lá, cau 3 quả cành đẹp và dài, đĩa ngũ quả, mỗi quả 1 màu, 1 bao thuốc lá,1 gói chè,1 chén rượu,1 chén trà, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối,1 đĩa bánh kẹo các loại.1 đĩa xôi,1 con gà luộc, tiền vàng mã.
Lễ Phật Đản: Mâm cỗ cúng gồm
- Có chả giò bắp
- Món kho: Đậu hủ kho tiêu
- Món chính 1: Cà ri chay,
- Món xào: Rau xào thập cẩm
- Món canh: Canh cải chua
- Món kèm món kho: Cơm trắng
- Món tráng miệng: Rau câu dừa
- Bên cạnh mâm chay cúng rằm thì Lễ vật cúng ngày rằm không thể thiếu bao gồm: Hương hoa nước, hoa quả.
- Rằm tháng bảy: HươngHoaThịt gàCanh xương hoặc canh rau củNem, giò, chảRau luộc (rau cải, cà rốt, củ cải,…)XôiChèMuốiGạo5 loại trái cây
Rằm Tháng Bảy: Mâm cung cần có
- Hương
- Hoa
- Thịt gà
- Canh xương hoặc canh rau củ
- Nem, giò, chả
- Rau luộc (rau cải, cà rốt, củ cải,…)
- Xôi
- Chè
- Muối
- Gạo
- 5 loại trái cây
Lễ Vu Lan: Mâm cúng cần có
- Xôi trắng/Xôi gấc/Xôi đỗ xanh/Xôi vò hạt sen
- Giò, chả chay
- Nem chay/Nem hoa quả/Nem rau nấm
- Nộm rau củ/Gỏi chuối ngó sen
- Canh nấm/Canh rau củ/Canh bóng nấu chay
- Cải thìa sốt nấm hương/Đậu hũ non sốt nấm
Tết Trung Thu: Mâm cúng cần có
- Mâm ngũ quả
- Đĩa bánh kẹo (đặt riêng ra một đĩa sạch)
- Đĩa bánh trung thu (nên có cả bánh dẻo và bánh nướng)
- Lồng đèn ông sao (nên bày trí phía sau những phần hoa quả cúng)
Tết Hạ Nguyên: Mâm cúng cần có
- 1 đĩa xôi ngũ sắc
- 1 con gà luộc để nguyên con
- 1 đĩa giò lụa
- 1 đĩa nem hoặc cá rán
- 1 đĩa xôi chiên phồng
- 1 đĩa bánh nếp: tùy vùng miền mà có nhiều loại bánh nếp khác nhau.
- 1 bát canh ngũ sắc
- 1 lọ hoa tươi
- 1 đĩa ngũ quả
- Tiền vàng tùy tâm
4.2.Văn khấn cúng
Bài văn khấn thần linh, Thổ công ngày rằm
- Nam mô a di đà Phật!
- Nam mô a di đà Phật!
- Nam mô a di đà Phật! (3 lạy)
- on lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.
- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
- Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
- Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
- Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
- Nam mô a di đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
5. Những việc nào nên tránh làm vào ngày rằm?
Đối với người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung, phong tục của người Phương Đông là có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Phàm là những điều trong dân gian đã được các cụ “dậy” thì ai cũng hạn chế mắc phải. Mặc dù sự thực hư, đúng sai của những quan niệm này đến nay vẫn chưa được kiểm chứng. Dưới đây là một số điều phải kiêng kỵ vào những ngày rằm:
- Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền của
- Kiêng một số món ăn
- Kiêng không được cắt tóc
- Kiêng kì kèo giá cả rồi không mua
- Kiêng gặp gái, gặp người vía dữ
- Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ
- Kiêng Không làm đổ vỡ đồ dùng
- Kiêng không nói tới điều rủi ro
- Kiêng nói bậy, chửi tục
6. Lời Kết
Trên đây là bài viết đã tổng hợp cho bạn tất cả ngày lễ quan trọng tính theo âm lịch của Việt Nam trong năm, trả lời được câu hỏi các ngày rằm lớn trong năm.Từ đó bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để chuẩn bị tốt đồ cùng vào các ngày rằm cho phù hợp. Chúc các bạn có những ngày lễ vui vẻ bên gia đình và người thân nha!