Mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội? Đến chùa, bạn như được ngâm mình vào một dòng chảy tinh khôi, rũ bỏ đi mọi ưu phiền thường ngày. Phải chăng vì những điều này mà người ta thích đến chùa hái lộc đầu năm. Với câu hỏi “ Mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội” là thắc mắc của rất nhiều người trong dịp tết này. Dưới đây là bài viết của XSIM nhé! Mời các bạn đón đọc
Mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội?
Hà Nội có rất nhiều chùa, mỗi chùa lại có 1 đặc điểm riêng đặc trưng. Có chùa người ta thường ghé đế cầu duyên, mong tìm được 1 nửa kia của mình. Có chùa cầu chuyện học tập, thi cử lại được các bạn học sinh, sinh viên hay lui đến vào mỗi dịp đầu năm mới hay vào mỗi mùa thi.
Chùa nào cũng có những nét đẹp tâm linh khác nhau khiến lòng ta cảm thấy bình an những ngày xuân mới. Sau đây là danh sách 1 số ngôi chùa ở Hà Nội bạn có thể tham khảo trong chuyến du xuân cùng gia đình để lên kế hoạch cho câu hỏi. Mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội?
Chùa Một Cột – phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình.
Chùa Một Cột được xem là biểu trưng cho Phật giáo Việt Nam từ thời nhà Lý. Tọa lạc tại Đội Cấn, Ba Đình. Chùa Một Cột nằm ngay gần quảng trường Ba Đình và lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Chùa được vua Lý Thái Tông khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 1049. Sau khi năm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên đài sen. Ao sen quang hồ có tên là Hồ Linh Chiểu.
Được trồng quanh năm nhằm mục đích thể hiện sự thanh tịnh của ngôi chùa. Thật không may vào năm 1954 trước khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội đã đặt mìn làm phá hủy toàn bộ ngôi chùa nhưng đến năm 1955 chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã cho trùng tu và xây dựng lại chùa theo nguyên bản cũ.
Vào mỗi ngày rằm và mùng một hằng tháng ban quản lý lại tổ chức khánh tiết lâu dọn. Làm lễ cúng trong chùa. Người dân cũng đến thăm quan và chiêm bãi từ xa. Vào mùa hè chùa sẽ mở cửa chào đón khách vào tất cả ngày trong tuần. Mùa đông đóng của tất cả các ngày thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần. Khi vào chùa thăm quan du khách sẽ không mất phí.
Chùa Trấn Quốc – Đường Thanh Niêm, Yên Phụ, Quận Hồ Tây.
Ngôi chùa nằm ngay phía Đông Hồ Tây, nếu bạn đã có lần đi vòng quanh Hồ Tây một lần thì chắc chắn được nhìn thấy ngôi chùa năm ngay cạnh mặt hồ với Bảo tháp lục độ đài sen cao 11 tầng.
Ngôi chùa với tuổi đời hơn 1500 năm là ngôi chùa linh thiêng nhất Hà Nội. Với kết cấu chùa gồm nhiều lớp nhà trong đó có ba lớp chính là Tiền đường, Nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ công. Chùa Trấn Quốc nằm ngay tại hòn đảo duy nhất tại hồ nước ngọt lớn nhất Hà Nội. Bảo tháp lục độ đài sen được nằm giữa chùa và khởi công xây dựng vào năm 1998 gồm 11 tầng, cao 15m. Năm 2016 nhật báo Daily Mail ở Anh bình chọn chùa là 1 trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Sau hơn 1500 năm lịch sử những thăng trầm của đất nước chùa vẫn năm uy nghi, sừng sững ở đó mang lại cho chúng ta mỗi khi đi qua đó là một sự uy nghi, cổ kính và có phần tự hào giữa lòng Hà Nội đầy tấp nập. Hằng năm nhất là mỗi dịp ngày rằm, mùng một chùa lại đón 1 lượng lớn phật tử thập phương, các vị khách trong và ngoài nước đến dâng hương, lễ vật cũng như vãn cảnh.
Chùa Láng – Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Q. Đống Đa
Với các bạn sinh viên, học sinh các trường thuộc khu vực Cầu Giấy, Đống Đa chắc hẳn không ai là không biết đến ngôi chùa này. Ngôi chùa cùng tên với một số con đường quen thuộc giữa lòng Hà Nội và cũng là ngôi chùa được rất nhiều người thường xuyên ghé qua.
Chùa chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 5km. Chùa Láng có tên chữ là Chiêu Thiền Tự, chữ Láng hay Kẻ Láng là tên của làng Yên Lãng huyện Vĩnh Thuận xưa,ngày nay là phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi chùa được đặt trên nền nhà cũ của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh, nhân vật nổi tiếng thời bấy giờ. Chùa Láng hấp dẫn các du khách bằng đặc trưng riêng.
Chùa rất đặc biệt, ấn tượng và linh thiêng. Ngôi chùa được mọi người xem là vùng đất “tiền Phật, hậu Thánh”. Có nghĩa là vào những ngày lễ đặc biệt liên quan đến Thiên Sư. Các tín đồ có thể dâng lễ vật mặn lên cúng ngài. Chùa thu hút rất nhiều người hữu duyên đến chùa để cầu cho gia đình bình an, hạnh phúc, con cái nối dõi và công danh sự nghiệp thuận lợi.
Đền Quan Thánh – Đường Thanh Niên, Quan Thánh, Q. Ba Đình.
Khi nói đến Hồ Tây chắc các bạn đã từng nghe qua câu ca giao: “ Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương” Tiếng chuông Trấn vũ ấy chính là tiếng chuông vọng từ Đền Trấn Vũ, Tức đền Quán Thánh nằm cạnh Hồ Tây. Tiếng chuông đó đã trở thành âm thanh mê hoặc trong tiềm thức của rất nhiều người Hà Nội từ ngàn xưa.
Ngôi đền Quán Thánh là một trong Bốn ngôi đền linh thiêng trấn yểm cho mảnh đất Thăng Long, và là biểu tượng văn hóa tâm linh của những người con Kinh Kỳ. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về ngôi Đền này lại thu hút số lượng lớn du khách thập phương hội tụ về đây cầu cho một năm mới bình an, không chỉ ngày lễ tết vào những ngày thường nơi đây cũng là điểm du lịch lý tưởng để dừng chân.
Đền Quán Thánh tọa lạc tại góc đường Thanh Niên phố Quán Thánh trông ra mặt Hồ Tây. Cùng với chùa Trấn Quốc, chùa Vạn Niên, Phủ Tây Hồ,… Đền Quán Thánh đã tạo nên một kiến trúc hài hòa chứa đựng các giá trị không nhỏ về văn hóa tâm linh quý báu.
Chùa Hà – Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy.
Với các bạn sinh viên hay các người trẻ đang sinh sống và làm việc ở thành phố Hà Nội. Chưa tìm được 1 nửa kia của mình thì chắc hẳn không ai là không biết đến chùa Hà. Ngôi chùa nằm ở phía tây Kinh Thành Thăng Long, được xây dựng vào thời Hậu Lê.
Được vây quanh bởi nhiều ngôi chùa lớn như chùa Thánh Chúa, chùa Láng, chùa Hà được xây dựng sớm để thờ phật, thờ mẫu theo tín ngưỡng nhân gian. Cũng vì vậy đây là một trong những địa danh tín ngưỡng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Ngôi chùa này được rất nhiều các bạn trẻ ghé qua kính viếng và cầu mong sớm tìm được một nửa kia của mình.
Chùa Cổ Loa – Cổ Loa, H. Đông Anh.
Ngôi chùa tọa lạc tại khu di tích Cổ Loa nên rất tiện cho việc thăm quan khu di tích cũng như đến chiêm bái chùa. Chùa còn có tên khác là Chùa Bảo Sơn hay Bảo Sơn Tự.
Hằng năm, hội đền Cổ Loa được mở vào sáng mùng 6 tháng giêng âm lịch. Đám rước có phường bát âm đi đầu theo ngay sau là 12 thôn vào các trai làng, Khiêng giá văn tế, kiệu long đình, cờ quạt ra đền thờ, sân đền rộng rãi để chuẩn bị cho tế thần long trọng.
Chùa Cổ Loalà một ngôi chùa cầu may đầu năm Hà Nội nổi tiếng linh nghiệm từ bao đời. Hằng năm, vào dịp đầu năm chùa lại đón một lượng lớn du khách đến viếng hương, hành lễ, cầu bình an.
Những điều cần chú ý khi đi chùa.
Nên chuẩn bị những lễ vật gì khi đi chùa?
Việc sắm lễ vật khi đi chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân theo như:
- Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay như: hương, hoa, hoa quả, chè, xôi, … Tuyệt đối không được sắm các lễ mặn như thịt, giò, chả, …
- Hoa tươi lễ vật nên là hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa cúc, … Không nên dùng các loại hoa dại
Nhưng điều không nên làm khi đi chùa!
- Không nên chạy qua chạy lại, nói chuyện linh tinh, bình phẩm, đánh giá, ngồi hoặc nằm trong phật đường.
- Không nên sử dụng các đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc. Nên góp công đức dù ít dù nhiều.
Đi chùa nên ăn mặc và ứng xử như thế nào?
Chùa là nơi rất linh thiêng thờ cúng một số vị thần, phật hay anh hùng dân tộc. Chính vì vậy khi đi lễ chùa chúng ta cần cân nhắc kỹ những trang phục của mình. Không gân nên sự phản cảm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của chùa. Ngoài ra ăn mặc phù hợp còn thể hiện ý thức văn hóa của mỗi người ở nơi công cộng.
Đi chùa chúng ta nên chọn các trang phục có màu nhạt hoặc tối như màu đen xám trắng kem. Khi chọn những bộ quần áo nên chọn những bộ quần áo vừa không quá rộng với cơ thể. Giày dép nên chọn loại nào thuận tiện vì có thể sẽ đi rất nhiều
Tuyệt đối không nên chọn những bộ trang phục hở hang khi đi lễ chùa. Việc này khiến rất nhiều người khác soi mói và có những đánh giá không tốt về bạn. Khi ở chốn linh thiêng hãy dùng sự tôn trọng tuyệt đối với các vị thần trên cao.
Lời kết:
Bên trên đây là bài viết về mùng 1 nên đi chùa nào ở Hà Nội. Bạn có thể tham khảo để chọn cho mình ngôi chùa mà bạn cùng gia đình, người thân sẽ đặt chân đến khám và câu cho 1 năm mới bình an!